Phụ Nữ Kinh Nguyệt Và Thai Nghén
ĐYS Tô Mịnh Dũ
Phái nữ khi đến tuổi dậy thì, từ 13 đến 15 tuổi là bắt đầu có kinh nguyệt. Tùy theo cơ thể của từ người chu kỳ kinh nguyệt có thể cách khoảng 23, 28 hoặc 35 ngày. Kinh nguyệt đến đúng ngày, hay sớm hoặc trể hơn từ 3 đến 5 ngày là điều bình thường.
Trước ngày có kinh, người phụ nữ thường cảm thấy các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, nhức đầu, tay chân mỏi, kém ăn , khó ngủ, nhủ phòng (vú) căn to và nặng, tính tình có khi thay đổi khó chịu sau khi qua kỳ kinh sẽ trở lại bình thường.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hoặc kinh nguyệt không điều hòa thì máu huyết sẽ bị suy kém, cần phải được điều trị. Kinh nguyệt được phân chia thành nhiều loại khác nhau: đa số phụ nữ có kinh nguyệt hàng tháng gọi là "Nguyệt Kinh". Một số ít người 2 tháng có một kỳ gọi là: "Bĩnh Kinh". Một só rất ít 3 tháng có một kỳ gọi là: "Quí Kinh". Còn một số hiếm có hơn, 12 tháng có một kỳ gọi là: "Tỵ Kinh". Đặc biệt rất hiếm người không hề có kinh mà vẫn thụ thai được gọi là" "Ám Kinh". Thường thường phụ nữ từ 49 đến 55 tuổi thì thấy tắt kinh gọi là: "Tuyệt Kinh". Một số rất ít phụ nữ mang thai mà hằng tháng đến kỳ vẫn có kinh dù rất ít, gọi là "Kích Kinh". Trường hợp cá biệt này bào thai cần phải được kiễm soát thật kỹ để ngăn ngừa sự sẩy thai.
Bình thường phụ nữ có kinh từ 3, 5, đến 8 ngày, huyết kinh ra nhiều nhất là ngày thứ 2. Số máu bị mất trong mỗi kỳ kinh thay đổi từ 50 đến 100cc.
Lúc hành kinh người phụ nữ phải cẩn thận như lúc sanh nở, gặp lúc thời tiết nóng bức không nên tắm rửa quá lạnh hay quá lâu, hoặc ăn.nhiều thức ăn sống, chua cay, và lạnh sẽ bị cảm nhiễm vào người. Không nên tức giận quá độ vì sự hành kinh sẽ ngưng lại và sinh ra chu"'ng "Huyết Trệ".
Cần kiêng cữ làm việc nhọc nhằn hay kích thích tinh thần quá nhiều sẽ sinh ra chứng "Sung Huyết" làm cho kich động đến cuống tử cung có thể đem đến sự xuất huyết quá nhiều, thường gọi là băng huyết. Nói cách khác, nên tránh các việc làm nặng nề từ vật chất lẫn tinh thần và luôn luôn giữ cho cơ thể cho được ấm áp. Đang khi hành kinh không nên giao hợp vì huyết và tinh sẽ tích lại làm cho huyết ra rỉ rả không dứt gọi là "Hậu Kinh".
Ngay sau khi dứt kinh, nếu có sự giao hợp thái quà sẽ bị động hỏa sing ra chứng "Huyết Khô".
Mỗi người phụ nữ đến tuổi có kinh nguyệt, nên có một cuốn sổ tay để ghi chép các chi tiết khi hành kinh để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Nói chung, để tránh các bệnh tật dễ xảy ra trong thời kì có kinh nguyệt, phụ nữ cần hiểu rõ các điều thiết yếu tóm tất dưới đây:
- Khi kinh kỳ mới đến nên giữ tinh thần bình thản (không bị kích thích), không dùng sức quá độ, để kinh đến một cách điều hoà và đúng kỳ.
- Khi có kinh nguyệt, cuống tử cung sẽ nở ra để đẩy lượng máu dư đang thoái hoá ra ngoài, nên tử cung và âm hộ (cửa mình) trở thành một môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, hàng ngày phải lau rửa âm hộ cho thật sạch sẽ, dùng băng vệ sinh tinh khiết và đúng cách để tránh các bệnh viêm tử cung hay viêm âm hộ do sự thiếu vệ sinh gây ra.
- Đang lúc có kinh không nên bơi lội, ngâm mình trong bồn nước, tránh giao hợp hay đặc thuốc vào âm đạo (cửa mình).
- Thận trọng trong vấn đề ẩm thực, tránh dùng nhưng thức ăn mát lạnh, quá chua, cay nồng hay các chất có đặc tính kích thích như chocoloat, cà phê, trà.v.v...
Đối với phụ nữ kinh nguyệt là chu kỳ tuần hoàn tự nhiên của khí huyết, khi kinh kỳ không điều hòa, đến sớm hoặc trể nhiều ngày là do khí huyết suy yếu, nên dùng phương thang điều trị bổ huyết, và điều kinh để tránh các chứng bực bội, đau lưng , đau bụng v.v...hay về lâu về dài sanh ra các biến chứng có ảnh hưởng đến tử cung và sự thụ thai; nếu quá ngày có kinh một tháng mà không thấy kinh thì bị chứng bế kinh cần phải được chửa trị, hoặc có thể đang thụ thai, còn đối với phụ nữ có tuổi thì có thể là dấu hiệu của sự tắt kinh. Vì kinh nguyệt có liên quan mật thiết tới vấn đề thai nghén và sinh sản, nên chúng tôi xin bàn qua vấn đề này như sau:
Kinh nguyệt sẽ ngừng hẳn khi người phụ nữ mang thai và khí huyết sẽ được dùng để thụ dưỡng bào thai nên biến dưỡng về sinh lý sẽ thay đổi rất nhiều. Sau khi thụ thai được một tháng thì người mẹ sẽ bắt đầu thấy các biến đổi về sinh lý như miệng lạt, ăn uống không tự nhiên, ngực hay bị nặng, bắt đầu nôn ọe, người sợ lạnh, hay cảm thấy khó chịu, bần thần dã dượi v.v... cho đến tháng thứ ba mới cảm thấy dễ chịu hơn vì các triệu chứng từ từ giảm dần. Suốt thời kỳ mang thai, người mẹ phải tránh làm việc hoặc thể thao quá mạnh, nên kiêng cữ giao hợp với những động tác mạnh để tránh sự sẩy thai, nên ngủ đủ giơ ø(mỗi đêm từ 7, 8 tiếng), nhưng không nên ngủ quá nhiều vì thai nhi sẽ lớn quá nhanh và sinh ra chứng trì khí khó sanh. Sau 3 tháng, bụng và nhủ phòng bắt đầu to dần, người thường đổ mồ hôi nhiều, nên tắm rửa và mặc quần áo rộng rãi để được thoải mái, nên giữ tư thế đứng khi tắm.
Sau 3 tháng nên khám thai thường xuyên để theo dõi thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Nêu thấy xuất huyết trong lúc mang thai thì phải chữa trị ngay vì để lâu sẽ có hại cho mẹ lẫn bao thai. Người mẹ mang thai dùng rượu và thuốc lá sẽ gây ra nhiều tai hại cho thai nhi cả tinh thần lẫn thể chất sau nay.
Hai tháng trước khi sanh người phụ nữ mang thai nên dùng 5 thang "Bảo Mẫu An Thai" đe bổ dưỡng cho mẹ con được khỏe mạnh và dễ sanh. Sau 9 tháng thai nghén, ngày sinh sẽ đến khi sản phụ nhận thấy có một ít máu rỉ rả ở âm hộ và cảm thấy đau bụng từng cơn vì tử cung bắt đầu dãn nở, đến khi thai mạc bị vỡ có một số lượng nước chảy ra nhiều là lúc hài nhi được sinh ra.
Trong tuần lễ đầu sau khi sinh nở, sản phụ cần phải dùng 3 thang thuốc "Sanh Hóa Thang" (thường gọi là thuốc xổ lòng) để bài tiết số huyết u trong tử cung cho thật sạch để tránh các chứng bệnh sản hậu về sau.
Trong tháng đầu mới sanh, sản phụ cần phải ăn uống thận trọng với những thức ăn thật đầy đủ các chất dinh dưỡng; không nên đi đứng nhiều, không được làm việc nặng nề, cần phải nghỉ ngơi và ngủ cho đủ giờ, nên cử động một cách nhẹ, nhàng và cần giữ cho cơ thể luôn luôn ấm áp, vẫn kiêng cữ sự giao hợp.
Hai tuần lễ sau khi sanh, sản phụ cần phải dùng phương thuốc "Phụ Khoa Đại Bổ Thang" để bồi dưỡng khí huyết và phục hồi sinh lực mà người phụ nữ bị mất rất nhiều trong khi sanh nở. Ngoài ra, sản phụ mới sanh nên tránh xúc động về tinh thần, nếu không sẽ phát sinh chứng nghẹn nơi cổ mà người xưa gọi là "Máu Sản Hậu" rất khó trị.