Bệnh Tiểu Đường
ÐYS Đặng Vĩnh Sơn
Bệnh tiểu đường (diabetic mellitus) là một chứng bệnh thông thường tại các nước Tây phương (ước độ 2% tổng số dân số mắc bệnh này). Số người mắc chứng bệnh phái nữ thường cao hơn phái nam.
Riêng tại Hoa Kỳ, bệnh tiểu đường đứng hàng thứ bẩy trong số tử vong, thống kê cho biết có trên 10 triệu người bị bệnh này, trong số một nửa bệnh nhân không rõ bệnh trạng, nên không thể chấn đoán để điều trị. Tài liệu y học cho thấy rằng bệnh tiểu đường đã có ít nhất 4000 năm lịch sử. Nhưng mãi đến giữa thế kỷ trước vẫn chưa có phương pháp để trị liệu.
Bệnh tiểu đường phát sinh do tụy tạng (lá lách) không bài tiết đủ chất tùy đỏa tố (insulin), một trong kích thích tố trọng yếu (hormon) biến thức ăn ra độ đường, và vận chuyển đường từ trong máu vào tế bào, tạo ra phân tử đường (glucose) phản ứng và biến hóa ra năng lượng. Sự bài tiết kích thích tố trọng tụy tạng của người bệnh tiểu đường thường bị chướng ngại, nên sau khi ăn phân tử đường không tiến nhập vào tế bào buộc phải bài tiết nước tiểu ra càng nhiều, cơ thể càng thiếu nước nên tạo thành chứng khát nước và tiểu nhiều.
Nếu để lâu ngày không chữa trị, người bệnh sẽ cứng động mạch, làm nghẹt tim va óc. Ngoài ra thận cũng bị bệnh và võng mạc bị thiếu dinh dưỡng nên thị lực suy yếu làm mắt bị mờ đi. Ngoại trừ sự tổn hại huyết quản, người bệnh còn bị ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, dẫn đến tay chân bị tê nhức đau buốt các khớp xương, đại tiểu tiện không thông, cùng lúc sinh lý bị bất lực, nghiêm trọng hơn còn làm sức đề kháng của cơ thể yếu đi, nên dễ bị nhiễm độc, do đó, ta thấy rõ bệnh tiểu đường là bệnh toàn thân.
Trong phương pháp trị liệu trắc nghiệm đo đường để chẩn đoán thường xẩy ra vào lúc buổi sáng khi bệnh nhân chưa ăn uống, máu được trích lấy từ ngón tay để kiếm nhận độ đường. Độ đường bình thường trong máu thay đổi từ 75 cho đến 100 mg/dl, người già có phần cao hơn người trẻ. Sau hai lần thử nghiệm nếu độ đường vẫn cao hơn 140 mg/dl thì sự chẩn đoán xác nhận sự thụ bệnh. Trong trường hợp y sỹ không hội đủ sự khả nghi, người bệnh cần trải qua sự trắc nghiệm về sự dung nạp độ đường (glucose toloerance test) bằng cách uống một ly nước đường sau một hay hai giờ, máu bệnh nhân được trích lấy để trắc nghiệm độ đường. Nếu kết quả độ đường trên 200 mg/dl trong hai lần thử trên thì người đó quả thực bị bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường chia ra làm hai loại. Thứ nhất ấu kỳ là do tụy tạng không bài tiết đủ tùy đỏa tố (insulin), thứ hai là người thành niên bị bệnh tiểu đường tuy đầy đủ hoặc quá lượng insulin nhưng công năng bị mất hiệu lực, loại hai nhiều hơn so với loại một ước chiếm 85% tổng số người bệnh loại hai có phần liên quan với đa số người mập mạp, lại có tính cách di truyền. Ngoài 2 loại trên, có môt thiểu số do uống rượu quá độ làm tổn hại tụy tạng, làm công năng của tụy tạng bị suy kiết, hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc gây nên. Có một số người bình thường bị bệnh tiểu đường, nhưng có khuynh hướng bị bệnh do sự thai nghén, bệnh cảm nhiễm, chứng này gọi là tiềm phục tính tiểu đường.
Loại thứ nhất đa số lúc tuổi nhỏ khoảng trước 40 tuổi, ban đêm thường tiểu đêm nhiều, khát nước, phát dục không tốt, tinh thần mệt mỏi, rất dể bị tiểu vi khuẩn cảm nhiễm, nghiêm trọng hơn là chứng Đong Toan Nhiễm Độc (Diabetic Keto-Acid) với các triệu chứng ngộ độc như ói mửa, hơi thở bị nghẹn có thể đưa đến ngất xỉu hoặc hôn mê.
Loại thứ hai là bệnh tiểu đường phát sinh sau 40 tuổi, lúc đầu đa số bệnh nhân không rõ bệnh trạng, chỉ có thử nghiệm mới phát hiện được, tuy nhiên, nếu thấy hay bị khát nước và đi tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng người vẫn gầy ốm, mệt mỏi, nhức đầu, mắt bị mờ, đường tiểu thường hay bị nhiễm trùng, sinh lý yếu hay bị bất lực, tay chân bị tê, da bị ngứa, vết lở khó lành, lượng đường càng cao bệnh càng trầm trọng hơn. Khi lượng đường trong máu gia tăng quá mức có thể đưa đến hôn mê và nếu không điều trị kịp thời hậu quả sẽ đưa đến tử vong.
Tiểu đường là bệnh cần phải được điều trị trường kỳ, người bệnh phải tích cực trong trị liệu và dinh dưỡng cần có một thái độ nghiêm chỉnh với một kế hoạch lâu dài.
Đối với bệnh tiểu đường ấu niên của trẻ em, vì thiếu chất insulin nên phải dùng thường xuyên cho đủ chất. Nhưng người thanh niên cần thêm nhiều cách để tự điều trị.
Người bị bệnh tiểu đường bất kỳ loại nào đều phải chú ý đến sự ăn uống, nếu ăn uống một cách thích đáng và kiêng cữ đúng mức, người bị bệnh nhẹ hoặc bệnh mới phát có thể không cần thuốc để điệu trị mà có thể khống chế cơn bệnh lâu dài.
Bệnh tiểu đường chỉ có thể chữa trị một cách hữu hiệu nếu phương cách ăn uống được tôn trọng một cách chặt chẽ theo như các hướng dẫn dưới đây:
1. Bảo trị trọng lượng của thân thể: sự dùng insulin gia tăng theo trọng lượng của cơ thể, vì thế người bệnh tiểu đường lúc nào cũng không được lên cân mà luôn luôn phải giữ đúng trọng lượng do Y Sĩ đề nghị.
2. Nên dùng thức ăn có nhiều chất đạm (protein) như thịt cá, tròng trắng của các loại trứng, nhiều rau cải.
3. Tuyệt đối cữ ăn các chất ngọt như kẹo, mật ong, chocolat, kem, nước ngọt, đồ hộp có nhiều chất đường như trái cây tẩm si-ro (syrup).
4. Dùng ngũ cốc một cách hạn chế vì khi được phân hóa trong hệ tiêu hóa phần lớn tinh bột trong ngũ cốc biến thành dạng đường (glucose), nên dụng nhiều bắp và khoai tây, cữ ăn nếp. Hạn chế tối đa sự ăn vặt, cũng như các thức ăn làm cho người mau lên cân. Rượu tạo ra nhiều năng lượng cũng phải kiêng cữ.
5. Có thể dùng các loại trái cây chua hoạc lạt: chuối, bưởi, dâu tây...tránh dùng các loại chứa nhiều đường như xoài, nho ngọt, nhãn...
6. Ăn uống một cách điều độ, cần nhiều lần, 4 hoặc 5 lần một ngày, ăn vừa đủ, và không bao giờ ăn quá no. Nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, nhất là sau khi ăn. Tinh thần phải được thư thái, không nên bi quan, thất vọng.
Sức Khỏe Sau 60 Tuổi > |